Cách bố trí bếp và nhà vệ sinh

Đánh giá post

Cách bố trí bếp và nhà vệ sinh khoa học, hợp phong thủy là điều mà nhiều người quan tâm khi sửa chữa, hoàn thiện ngôi nhà. Ngay sau đây, Sanko Việt Nam sẽ bật mí cho bạn những thông tin hữu ích và một số lưu ý để có thể thiết kế, tối ưu không gian này để đảm bảo về mặt thẩm mỹ và khoa học.

Phòng bếp và nhà vệ sinh có cần quan tâm về phong thủy không?

Theo phong thủy, bếp và nhà vệ sinh đại diện cho hai mệnh trái ngược nhau. Trong khi nhà bếp đại diện cho mệnh hỏa, được xem như là nơi mang lại tài lộc cho gia chủ và là nơi “giữ lửa” cho gia đình. Trái lại, nhà vệ sinh đại diện cho mệnh thủy vì nơi đây thường xuyên phải dùng nước. Đặc biệt, nó được xem là nơi có âm khí nhiều nhất trong ngôi nhà vì nơi đây chứa các chất thải.

Trong đó, theo phong thủy ngũ hành thì mệnh thủy và hỏa xung khắc nhau rất mạnh vì thế khi bố trí hai khu vực này gia chủ cần tìm hiểu về phong thủy. Nếu biết cách bố trí bếp và nhà vệ sinh hợp phong thủy sẽ giúp các thành viên thuận lợi trong công việc, sức khỏe,…

Cách bố trí bếp và nhà vệ sinh
Gia chủ cần quan tâm phong thủy phòng bếp và nhà vệ sinh

Cách bố trí bếp và nhà vệ sinh khoa học

Nhà vệ sinh lệch với bếp

Trong những cách bố trí bếp và nhà vệ sinh đảm bảo phong thủy và tiện nghi, người ta thường tránh để hai khu vực này liền kề nhau. Bởi điều này sẽ tương đồng với việc hỏa gần thủy, khi đó sức mạnh của thủy ở nhà vệ sinh sẽ lấn át vượng khí của hỏa ở nhà bếp mang đến.

Bên cạnh đó, việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà bếp đối diện nhau cũng là điều cấm kỵ trong phong thủy. Quan niệm người xưa cho rằng, nếu để hai không gian này đối diện sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến gia đình như sức khỏe, sự hòa thuận,… Chính vì thế nên thiết kế hai không gian này lệch nhau để đảm bảo về yếu tố phong thủy.

Bếp và nhà vệ sinh tách biệt

Để đảm bảo tính khoa học của nhà bếp và nhà vệ sinh thì gia chủ có thể phân tách hai khu vực này. Một số ngôi nhà cái không gian rộng thường bố trí bếp ở trong ngôi nhà với phòng khách và những phòng chính. Còn nhà vệ sinh thì thiết kế cách xa, thường đặt ở ngoài sân vườn, nơi thoáng đãng và tách biệt với khu vực sống.

Tuy nhiên cách bố trí bếp và nhà vệ sinh trong trường hợp này chỉ phù hợp với những ngôi nhà nằm ở khu vực nông thôn hoặc biệt thự. Còn những căn hộ trong tòa nhà chung cư, hay ở khu vực thành thị có diện tích nhỏ thì việc tách biệt là điều không phải dễ dàng để thực hiện.

Cách bố trí bếp và nhà vệ sinh
Nếu không gian cho phép hãy thiết kế bếp và nhà vệ sinh tách biệt

Chia không gian bằng vách ngăn

Cách bố trí bếp và nhà vệ sinh khoa học mà nhiều gia chủ áp dụng đó là tạo vách ngăn giữa hai khu vực này. Điều này giúp không gian bếp trở nên thoải mái hơn, khi ăn uống, nấu nướng trong bếp sẽ không phải nhìn thấy khu vực nhà vệ sinh gây mất cảm giác ngon miệng.

Không cần phải xây tường làm vách ngăn mà bạn cũng có thể dùng các vật liệu khác để dễ dàng thay đổi khi cần thiết. Lưu ý, bạn nên để lối ra vào của hai nơi lệch nhau, có thêm cửa càng tốt. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự riêng tư cũng như là tốt cho phong thủy của bếp và nhà vệ sinh.

Một số lưu ý quan trọng khi thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh

Để đảm bảo cách bố trí bếp và nhà vệ sinh hợp phong thủy và sự thoải mái, tiện nghi thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Cần để ý đến vị trí cũng như là diện tích của hai khu vực này ngay từ lúc bắt đầu thiết kế nhà.

  • Tránh đặt cửa của nhà vệ sinh và bếp đối diện nhau, vừa tránh sự xung đột về phong thủy, lại vừa mang đến cảm giác thoải mái hơn khi ăn uống, nấu nướng.

  • Không nên đặt cửa nhà vệ sinh hoặc cửa bếp đối diện với cửa chính vì sẽ phạm vào điều kiêng kỵ trong quan niệm truyền thống.

  • Nên có cửa thông gió, quạt hút mùi ở bếp hay nhà vệ sinh để không gian sống luôn sạch sẽ, thông thoáng.

Cách bố trí bếp và nhà vệ sinh
Những lưu ý giúp tối ưu không gian khoa học, tăng tính thẩm mỹ

  • Nên chọn màu sơn và các vật dụng trong bếp và nhà vệ sinh có màu sáng để không gian trở nên thoáng đãng hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ.

  • Trong cách bố trí bếp và nhà vệ sinh trường hợp phải đặt nhà bếp và nhà vệ sinh dựa lưng vào nhau thì có thể dùng tủ lạnh hoặc chậu rửa sát tường để ngăn cách hai không gian này.

  • Cần phải thiết kế hệ thống thoát nước của hai nơi để không bị lẫn lộn sinh khí và tránh tắc nghẽn.

  • Có thể trang trí phòng bếp với lọ thủy tinh đựng đá thạch anh để tăng sức mạnh cho khu vực này. Bên cạnh đó cũng nên đặt ở nhà vệ sinh để giảm đi luồng khí xấu ở nơi này.

Sanko đơn vị chuyên cung cấp thiết bị tủ bếp từ tủ bếp khung nhôm,inox đến những tủ, kệ inox 304 nhà bếp. Chúng tôi tự tin về chất lượng cũng như mẫu mã đa dạng của sản phẩm. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm hãy truy cập vào website Sanko để có thể tìm đọc những bài viết hay như làm nhà bếp có cần xem tuổi không hay hướng bếp cùng hướng nhà có được không nhé

Trên đây là những cách bố trí bếp và nhà vệ sinh đảm bảo sự tiện nghi, khoa học và phù hợp phong thủy. Cùng với đó còn có những lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi thi công. Hy vọng những thông tin mà Sanko Việt Nam cung cấp sẽ góp phần tạo nên không gian sống hoàn hảo, tiện nghi nhất cho gia đình bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *