Tủ bếp dạng module – Giải pháp hiện đại cho gian bếp ấm cúng

Đánh giá post

Tủ bếp dạng module chắc hẳn là một sản phẩm quen thuộc đối với nhiều gia đình bởi thiết kế đặc biệt, các tính năng nổi bật luôn được khách hàng đánh giá cao. Để tìm hiểu về những đặc điểm của tủ bếp module cũng như phân loại thiết kế tủ bếp này, đừng bỏ qua bài viết sau đây của Sanko nhé.

Tủ bếp dạng module là gì?

Tủ bếp dạng module là một loại tủ được lắp ráp từ nhiều khối tủ khác nhau, tạo thành một thể thống nhất. Chính bởi đặc điểm cấu tạo đặc biệt này mà tủ bếp module linh hoạt hơn rất nhiều so với các loại tủ bếp truyền thống.

Có nên lắp đặt tủ bếp dạng module hay không?

Để biết được có nên lắp đặt tủ bếp dạng module hay không, các bạn cần phải dựa trên những đặc điểm về mặt cấu tạo và tính năng của tủ, đánh giá về ưu nhược điểm của thiết kế tủ bếp này.

Ưu điểm

Đánh giá các ưu điểm của tủ bếp dạng module

Tủ bếp module có những ưu điểm nổi bật về mặt cấu tạo linh hoạt, cấu trúc thống nhất và khả năng chịu lực tốt.

  • Cấu tạo linh hoạt của tủ bếp module: Tủ bếp module được cấu tạo từ nhiều khối tủ khác nhau. Chính vì thế mà việc lắp đặt và tạo hình tủ bếp rất đơn giản, tủ cũng được tháo lắp rất dễ dàng. Ngoài ra, người dùng hoàn toàn có thể yêu cầu đơn vị thiết kế thiết kế tủ để phù hợp với gian bếp của mình về mặt diện tích và mẫu mã.
  • Tủ bếp module có khả năng chịu lực cao: Chính bởi ưu điểm được cấu tạo từ nhiều module riêng biệt mà tủ bếp module có khả năng chịu lực cao. Mỗi module là một không gian riêng và có thể chứa nhiều vật dụng riêng, hoàn toàn tách biệt với những khối tủ còn lại. Do đó, bạn không cần phải lo về tính an toàn và tủ sẽ bị sập khi chứa quá nhiều đồ bên trong.
  • Tủ bếp module thích hợp với nhiều không gian bếp: Tủ bếp module là một thiết kế tủ bếp đời mới và luôn đa dạng về mặt mãu mã.Dù cho nhà của bạn được thiết kế theo phong cách cổ điển hay hiện đại thì tủ bếp module cũng là sự lựa chọn vô cùng thích hợp.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm mặt cấu tạo và khả năng chịu lực cao thì khi sử dụng tủ bếp module, bạn cũng cần phải biết đến một số điểm hạn chế sau đây:

  • Tủ bếp module tương đối chiếm diện tích. Như các bạn đã biết, tủ bếp được cấu tạo từ nhiều khối tủ khác nhau, chính vì thế, mỗi module tủ sẽ phát sinh thêm các vách ngăn. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng vách ngăn dày 18mm thì tủ sẽ trở nên rất chiếm diện tích trong không gian bếp của bạn.
  • Tủ bếp module có giá thành tương đối cao. Việc có thêm các vách ngăn ở mỗi khối tủ không chỉ chiếm diện tích bên trong bếp mà còn phát sinh thêm nhiều chi phí sản xuất. Do đó, khi bạn chọn mua tủ bếp dạng module, giá thành của loại tủ này sẽ cao hơn so với các loại tủ truyền thống.

Sau khi đã điểm qua những ưu và nhược điểm của tủ bếp module, việc quyết định có mua loại tủ bếp này hay không còn tùy thuộc vào khả năng tài chính, không gian bếp và mục đích sử dụng của khách hàng đó.

  • Đối với những gian bếp có diện tích quá nhỏ hẹp thì không nên sử dụng tủ bếp module bởi thiết kế này rất tốn kém diện tích. Khi không gian bếp nhỏ, bạn sẽ không thể bài trí quá nhiều module tủ, từ đó khiến cho việc sắp xếp các vật dụng cũng trở nên rất hạn chế.
  • Đối với những khách hàng không có yêu cầu quá cao về mặt độ bền của tủ và chỉ có nhu cầu sử dụng tủ bếp module trong ngắn hạn thì các thiết kế này cũng không phù hợp. Trên thực tế, tủ bếp module có chi phí mua và lắp đặt khá cao, vì vậy sẽ vô cùng tốn kém nếu bạn chỉ sử dụng sản phẩm một thời gian và sau đó lại thay mới.
  • Tủ bếp module thích hợp để sử dụng cho những gian bếp với diện tích tương đối, đồng thời dành cho các khách hàng yêu cầu độ bền của tủ cao và sử dụng trong dài hạn.

Phân loại tủ bếp module

Về mặt phân loại dựa theo thiết kế, tủ bếp module được chia thành 4 loại, bao gồm tủ bếp hình chữ I, chữ L và chữ U.

Tủ bếp module hình chữ I

Tủ bếp module hình chữ I thích hợp để lắp đặt cho những bếp có diện tích nhỏ, Thiết kế hình chữ I đơn giản và thường được lắp đặt trải dài khắp không gian bếp nấu.

Tủ bếp hình chữ L

Tủ bếp hình chữ L là thiết kế tủ dành cho những gian bếp có không gian dài và hẹp. Tủ bếp hình chữ L có thiết kế mở rộng ở 2 cạng và góc vuông ở giữa, giúp gia chủ có thể tận dụng triệt để những góc chết bên trong bếp.

Tủ bếp hình chữ U

Các loại tủ bếp module hình chữ U có thiết kế tương đối lớn, chính vì thế mà tủ chữ U thích hợp để lắp đặt trong những không gian với diện tích to và rộng. Ngoài ra, khi lắp đặt tủ chữ U, các mặt của tủ sẽ được bao quanh bởi 3 mặt bếp, vô cùng tiện lợi và người dùng có thể chứa được rất nhiều dụng cụ nấu ăn, gia vị và thực phẩm

Những lưu ý cần biết khi lắp đặt và sử dụng tủ bếp dạng module

Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần biết khi lắp đặt tủ bếp dạng module.

  • Nến đặt tủ ở những khu vực thuận tiện để có thể lấy gia vị và dụng cụ nấu ăn.
  • Không lắp đặt tủ ở khu vực quá gần bồn rửa chén để tránh bị ẩm ướt và mối mọt.
  • Nên lắp đặt tủ ở những nơi thoáng mát, hạn chế để tủ tiếp xúc với ánh nắng của mặt trời.
  • Không để quá nhiều đồ vật bên trong tủ, điều này sẽ khiến cho bạn khó quan sát và lấy đồ dùng ở bên trong.
  • Không để tủ ở gần bếp gas hoặc những khu vực có nhiều nước.

Bài viết trên là những chia sẻ của Sanko về tủ bếp dạng module, những ưu điểm và hạn chế bạn có thể gặp phải khi sử dụng tủ bếp. Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến sản phẩm kệ bếp inox, hãy truy cập ngay vào trang web www.sanko.com.vn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *